Hay tiểu đêm nhiều lần là gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Rất nhiều người phải thức dậy vào ban đêm đi tiểu than phiền rằng giấc ngủ của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện tượng này tiếp diễn dài ngày chắc chắn gây ảnh hưởng tới sức khỏe với nhiều mức độ khác nhau. Vậy tiểu đêm là gì? Nguyên nhân gây tiểu đêm, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi qua những thông tin sau đây nhé.

Hay tiểu đêm nhiều lần là gì? Cách chẩn đoán và điều trị 1

Tiểu đêm là gì?

Bàng quang của người trưởng thành bình thường có thể chứa khoảng 300 – 400 ml dung dịch. Khi bàng quang đầy nước tiểu, sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ để tạo ra phản xạ đi tiểu. Phản xạ này còn có thể được điều hòa bằng thần kinh theo ý muốn. Do đó, vào ban đêm khi đi ngủ thần kinh con người sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp tạo phản xạ đi tiểu để giúp duy trì giấc ngủ ngon.

Tiểu đêm là gì? 1

Tiểu đêm được tính là tình trạng tỉnh dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu và xảy ra trong một khoảng thời gian dài. Tình trạng này xảy ra ở cả nam và nữ, thường phổ biến hơn ở người già. Tỷ lệ mắc triệu chứng này gia tăng theo độ tuổi, lên tới 50% ở độ tuổi trên 50. Bởi vậy mà người trưởng thành thường ngủ một mạch tới sáng và hầu như không tiểu đêm. Nếu thức dậy nhiều vào đêm rất có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý nào đó hoặc gặp trục trặc về chức năng sinh lý của cơ thể.

☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu đêm nhiều có sao không? Cách cải thiện đái đêm?

Dấu hiệu thường đi kèm với chứng tiểu đêm

Thông thường, bạn có thể ngủ từ 6 – 8 tiếng trong đêm mà không cần phải thức dậy để đi tiểu. Nhưng nếu phải thức dậy hơn 1 lần để đi vệ sinh sẽ gây ra gián đoạn chu kỳ giấc ngủ bình thường. Nếu bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ, đi tiểu đêm nhiều lần là điều bình thường. Chỉ cần bạn điều chỉnh lại lượng nước vào buổi tối thì tình trạng tiểu đêm nhiều lần sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu tiểu đêm thường xuyên ngay cả khi bạn có lối sống và sinh hoạt lành mạnh thì rất có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý về đường tiết niệu, bàng quang, thận, tuyến tiền liệt hay một số bệnh lý khác như cao huyết áp, tiểu đường, suy tim…

Bên cạnh tiểu đêm, bạn còn có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Khó tiểu.
  • Cảm giác thường xuyên buồn tiểu.
  • Đi tiểu buốt.
  • Tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm kể cả khi không uống nước.
  • Có thể lẫn máu trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu hồng hoặc xuất hiện các cục máu đông.
  • Đau bụng dưới, đau vùng xương chậu, lưng hông.
  • Bàng quang căng tức.
  • Đau bụng dưới, bàng quang căng tức, đau vùng xương chậu, lưng, hông
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, hay cáu gắt, chán ăn…

Dấu hiệu thường đi kèm với chứng tiểu đêm 1

Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Những ai thường mắc phải chứng tiểu đêm?

Tiểu đêm là tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện bệnh này bằng cách cảnh giác các yếu tố nguy cơ. Sau đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu đêm:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao có xu hướng đi tiểu nhiều vào ban đêm, điều này lý giải tại sao người cao tuổi dễ phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
  • Tuần hoàn: Suy tim sung huyết, dịch phù trong các mô vào ban ngày do tình trạng suy tim có thể làm tăng số lần đi vệ sinh ban đêm
  • Môi trường/Độc tính: Nhiễm độc thủy ngân (bệnh Amalgam) làm tăng nguy cơ gây tiểu đêm.
  • Hormone: Cường tuyến cận giáp gây ra chứng tiểu đêm thường xuyên.
  • Bệnh lý của các cơ quan: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đối mặt với chứng tiểu đêm.
  • Hô hấp: Chứng ngưng thở khi ngủ (OSA)
  • Các khối u lành tính: Bệnh u xơ tử cung có thể làm bạn gia tăng tần số đi tiểu và tiểu gấp.
  • Các khối u ác tính: Trong đó phải kể tới bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân của tiểu đêm là gì?

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm khá đa dạng, có thể đến từ việc mắc các bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu hoặc không do bất kỳ bệnh lý nào. Tuy nhiên, cho dù bất kỳ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần được chẩn đoán và điều trị sớm dù chỉ là điều trị triệu chứng.

Nguyên nhân không do bệnh lý

Mang thai: Tiểu đêm có thể là dấu hiệu khi bạn mang thai, có thể xuất hiện đầu thai kỳ và nhiều hơn ở các giai đoạn sau. Khi thai nhi lớn dần lên khiến tử cung ép lên bàng quang khiến bàng quang dễ kích thích gây tiểu đêm.

Nguyên nhân không do bệnh lý 1

Chứng ngưng thở khi ngủ: Tiểu đêm rất cso thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, chúng xảy ra ngay cả khi bàng quang không chứa đầy nước tiểu. Khi bạn kiểm soát được chứng ngưng thở khi ngủ, tình trạng đi vệ sinh nhiều vào ban đêm cũng sẽ được cải thiện.

Lối sống: Thói quen uống nhiều nước vào buổi tối, tiêu thụ rượu bia, đồ uống có chứa caffein quá mức… dễ gây kích thích bàng quang và gây ra tiểu đêm.

Tâm lý: Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, áp lực trong cuộc sống khiến bạn ngủ không ngon giấc, đường tiết niệu không được nghỉ ngơi tạo ra nhiều nước tiểu hơn làm bạn thường xuyên buồn đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm.

Lão hóa: Thực tế, tiểu đêm gặp khá nhiều ở những người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi. Bởi chức năng nội tiết và bài tiết nước tiểu của thận suy yếu. Tuổi càng nhiều, tình trạng tiểu đêm càng rõ rệt và nguy hiểm hơn.

Thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây tiểu đêm, đặc biệt là các thuốc lợi tiểu được dùng để điều trị tăng huyết áp hoặc thuốc điều trị phù ngoại biên ở bàn chân và mắt cá.

Cơ sàn chậu và vùng chậu suy yếu: Thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần.

Nguyên nhân do bệnh lý

Loại bỏ hết các yếu tố sinh lý kể trên, đi tiểu đêm nhiều lần còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến thận, bàng quang, đường tiết niệu…gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nếu thường xuyên tiểu nhiều về đêm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để hạn chế thấp nhất các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân.

Bàng quang tăng hoạt (OAB):

Nguyên nhân do bệnh lý 1

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tiểu đêm ở mọi lứa tuổi. Những người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt sẽ có bàng quang rất nhạy cảm, co bóp ngay cả khi chưa đầy nước tiểu. Điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm.

Người bệnh đi tiểu lắt nhắt nhiều lần ngày cũng như đêm, mỗi lần đi có ít nước tiểu nhưng tiểu xong lại có cảm giác muốn đi tiểu ngay. Một số còn có cảm giác són tiểu, tiểu không kiểm soát.

Phì đại tuyến tiền liệt:

Tiểu đêm ở nam giới nhiều khả năng xuất phát từ việc tuyến tiền liệt phì đại. Khi tuyến tiền liệt sưng phồng, gia tăng kích thước bất thường gây ra những áp lực cho khu vực xung quanh bàng quang, đường tiểu khiến người bệnh liên tục buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm.

Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi. Theo thống kê, 18% người mắc bệnh trong độ tuổi từ 40, 50% ở độ tuổi trên 50 và hơn 90% ở những người trên 80 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi, thậm chí trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Nhiễm trùng đường tiết niệu:

Hiện tượng nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí, bộ phận nào trong hệ tiết niệu như bàng quang, niệu đạo, niệu quản… có thể khiến bạn đối mặt với tình trạng tiểu đêm. Một số triệu chứng khác kèm theo như cảm giác buồn đi tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu khá ít kèm theo đau buốt, khó chịu. Màu sắc của nước tiểu bất thường, đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu, đau mỏi lưng…

U xơ tử cung:

Nguyên nhân do bệnh lý 2

Khi khối u xơ phát triển dần lên gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu khiến nữ giới thường xuyên đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Nếu khối u nằm trên đường tiết niệu sẽ gây cản trở hoặc làm tắc nghẽn dòng nước tiểu khiến bạn đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu xong lại muốn đi tiểu ngay… Nữ giới ở độ tuổi sinh sản từ 25 – 35, béo phì, cường estrogen hoặc không sinh nở… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh sỏi thận:

Sỏi thận không cố định ở một chỗ mà có thể di chuyển liên tục từ thận xuống bàng quang. Các viên sỏi trong thận gây kích thích bàng quang, khiến bàng quang phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, sự xuất hiện của sỏi cũng làm tắc đường tiểu, sỏi thận cọ xát vào đường nước tiểu gây tổn thương, đau rát khiến người bệnh bị đi đái nhiều, đái buốt, đái rắt, đãi ngắt quãng…

Viêm bàng quang kẽ:

Khi mắc bệnh viêm bàng quang kẽ, bàng quang bị suy yếu và tổn thương gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Không chỉ suy giảm nghiêm trọng chức năng bàng quang mà bệnh còn gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục do mỗi lần quan hệ có cảm giác đau rát.

Tiểu đường tuýp 2:

Nguyên nhân do bệnh lý 3

Lượng đường huyết dư thừa trong máu sẽ có xu hướng di chuyển về thận, kéo theo đó là lượng nước trong cơ thể. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị chứng tiểu đêm “hành hạ”

Bệnh lý khác:

Tiểu đêm nhiều lần có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác như suy thận, đường tiết niệu có dị vật, ung thư bàng quang, nhiễm trùng âm đạo, sa tử cung…

☛ Tham khảo thêm: Đái nhiều có phải do thận yếu?

Để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng, bạn hãy đến ngay những cơ sở y tế để các bác sĩ có chuyên môn kiểm tra sớm nhằm có phương án điều trị phù hợp.

Chẩn đoán tìm nguyên nhân gây tiểu đêm

Chẩn đoán tìm nguyên nhân gây tiểu đêm 1

Chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu đêm có thể gặp khó khăn. Do đó, bạn cần ghi chép lại những gì bạn uống và số lượng bao nhiêu cùng với mức đi tiểu thường xuyên. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách đánh giá các triệu chứng mà bạn gặp phải, thực hiện kiểm tra thể chất. Bên cạnh đó, bác sĩ cần thêm một số thông tin như sau:

  • Tiểu đêm bắt đầu từ khi nào?
  • Bạn phải dậy bao nhiêu lần để đi tiểu?
  • Cơ thể bạn có tạo ra ít nước tiểu hơn trước không?
  • Có gặp tai nạn hoặc làm ướt giường không?
  • Điều gì khiến triệu chứng này nghiêm trọng hơn không?
  • Có triệu chứng nào khác không?
  • Thuốc nào đang dùng không?
  • Có tiền sử mắc bệnh bàng quang hay tiểu đường không?

Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm như:

  • Đo đường huyết (để xem bạn có bị bệnh tiểu đường hay không)
  • Xét nghiệm urê máu
  • Cấy nước tiểu
  • Nghiệm pháp cho nhịn uống nước
  • Kiểm tra bằng hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm.

Điều trị chứng tiểu đêm hiệu quả

Như các thông tin đã đề cập ở trên, tiểu đêm nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm của cơ thể. Do đó, để biết chính xác nguyên nhân bạn cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra. Dựa trên thăm khám, xét nghiệm bác sĩ mới có thể kết luận chính xác nguyên nhân gây tiểu đêm của bạn là gì. Và từ đó có phương án để điều trị phù hợp.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa 1

Đây là phương án tương đối đơn giản và tiết kiệm hiện nay. Phương pháp này dành cho những người bệnh được chẩn đoán tiểu đêm nhiều lần do mắc bệnh viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ hay u xơ tử cung… ở mức độ nhẹ.

Bên cạnh dùng thuốc chuyên dụng đặc trị bệnh, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc làm giãn cơ trơn bàng quang, tăng cường lưu thông máu tới thận và bàng quang, ngăn chặn tăng trương cơ lực. Ngoài ra, nếu thường xuyên bị mất ngủ do tiểu đêm, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc an thần.

Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng, cách dùng mà bác sĩ chỉ định nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao. Không được tự ý mua thuốc bên ngoài hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu trong thời gian sử dụng thuốc có xuất hiện một số triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được các chuyên gia kịp thời kiểm tra.

☛ Tham khảo thêm tại: Bị tiểu đêm nhiều uống thuốc gì hiệu quả?

Điều trị bằng trị liệu vật lý

Tiểu đêm nhiều lần do mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu… ở mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu. Dựa trên nguyên lý hấp thu nhiệt, sử dụng nguồn sóng ngắn và năng lượng lớn nhằm loại bỏ mầm bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát.

So với dùng thuốc, phương pháp này có hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn cơ sở y tế tin cậy để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp như u xơ tử cung ở nữ quá lớn hoặc sỏi thận ngày càng nặng đe dọa tới chức năng hoạt động của cơ quan xung quanh, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ đưa ra phương án phẫu thuật thích hợp.

Lưu ý khi điều trị:

  • Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý thêm một số điểm sau đây:
  • Uống ít nước trước khi đi ngủ.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia… bởi chúng thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu.
  • Tránh ăn các thực phẩm như đồ cay nóng, chocolate, cháo hoặc các đồ ăn lợi tiểu.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Điều trị ngoại khoa 1

Không dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê… có thể gây tiểu nhiều vào ban đêm.

TPBVSK Vương Niệu Đan – Giải pháp cải thiện tiểu đêm hiệu quả

Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

TPBVSK Vương Niệu Đan - Giải pháp cải thiện tiểu đêm hiệu quả 1

Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang. Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu . Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
  3. Cải thiện giấc ngủ. Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém.

Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Tiểu đêm có thể được điều trị triệt để nếu tìm ra nguyên nhân gốc rễ và điều trị sớm. Do đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để xác định được nguyên nhân của nó và có hướng điều trị hiệu quả.

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...