Cây thuốc Ô dược và những tác dụng và những lưu ý khi dùng

Ô dược là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc từ Đông y tới các sản phẩm hỗ trợ. Vị thuốc có vị đắng, cay, tính ôn, Đông y quy vào kinh phế, vị, tỳ và bàng quang nên rất hiệu quả trong chữa chứng thống kinh, rối loạn tiêu hóa, đau bụng dưới, các bệnh liên quan tới thận tiết niệu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ liên quan tới vị thuốc này. 

Thông tin bạn cần biết về cây ô dược

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc vậy ô dược là gì bởi đây không phải là một loài quen thuộc. Chúng thường chỉ mọc hoang ở một số địa phương và địa điểm nhất định, chỉ ưa sống bìa rừng. Tuy nhiên, trong Đông y, đây là vị thuốc dân gian cực kỳ quý hiếm và rất khó tìm. 

Tổng quan

Như đã nói ở trên Ô dược là dược liệu đã được ghi danh trong nhiều sách về y học cổ truyền. Thực tế vị thuốc này cũng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều bài thuốc Đông y. Những thông tin cơ bản nhất về loài cây này như sau:

  • Tên: Cây Ô dược.
  • Tên gọi dân gian: Dầu đắng hoặc Ô dược nam.
  • Tên gọi kèm theo khác: Có rất nhiều tên như Bàng kỳ, Nuy cước chướng, Đài ma, Bàng tỵ, Tức ngư khương, Bạch diệp sài,..
  • Tên khoa học: Lindera Myrrha (Lour) Merr
  • Thuộc họ: Long não – Lauraceae

Đặc điểm thực vật 

Để giúp bạn đọc có thể nắm bắt các thông tin tổng quát về cây thuốc, phần sau cung cấp đặc điểm nhận biết về loài cây đặc biệt này. 

Ô dược là loài cây thân gỗ

Ô dược là loài cây thân gỗ

  • Đây là loài thân gỗ, thường cao từ 1 tới 15 m, có nhiều cành gầy với màu đen hơi nhạt. Khi lại gần, toàn thân cây thường tỏa ra một mùi thơm đặc trưng và dễ chịu. 
  • Phần rễ của cây thường có hình thoi, hơi cong và nhọn ở 2 đầu. Phần giữa của rễ thường phình to, có chiều dài khoảng từ 10 tới 13 cm. Vỏ ngoài của rễ màu nâu nhạt vàng, kèm theo các nếp nhăn dọc cùng với các vết nứt ngang thân dễ. Nhiều người cho biết phần rễ của cây khá cứng và khó có thể bẻ gãy. Đây cũng là bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc do có chứa nhiều dược tính nhất. 
  • Lá cây mọc so le với phần cuống gầy, chiều dài thường từ 7 tới 10mm. Lá thường  có hình bầu dục với phần tán rộng khoảng 2cm, độ dài 6cm, bao gồm 1 gân chính cùng với 2 gân phụ. Mặt phía trên của lá bóng, lõm xuống, mặt dưới có phủ lông nhưng lại lồi lên, khi cây lớn thì phần lông sẽ nhẵn dần. 
  • Hoa của cây mọc hợp thành các chùm nhỏ với đường kính khoảng từ 4 tới 4 mm, màu trắng hồng hơi nhạt. 
  • Quả nang hình trứng, màu đen, lúc chính có màu đỏ, bên trong quả có duy nhất 1 hạt. 

Phân bố của cây ô dược

Đây là cây thuốc mọc hoang, có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được phát hiện tại nước ta từ rất lâu. Hiện loài cây này được phát hiện tại một số tỉnh thành phía bắc và miền trung như Hòa Bình, Hà Tây, Hà tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An,…

Bộ phận làm thuốc

Ô dược dược liệu được rất nhiều người nhắc tới nhờ công dụng trong chữa bệnh. Vì thế bộ phận nào của loài cây này được sử dụng để làm thuốc là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Loài cây sinh trưởng mạnh mẽ, tươi tốt quanh năm, tuy nhiên chúng thường được thu hoạch vào thời điểm đông – xuân để làm thuốc. 

Rễ cây là bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc

Rễ cây là bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc

Bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc của loài cây là rễ cây, thông thường việc thu hoạch sẽ được diễn ra như sau:

  • Chọn phần rễ cây khô, hơi thơm, vỏ màu nâu, chắc, bề mặt trơn và nhẵn, phần thịt phía trong có màu vàng nhạt, giữ màu đậm, vân tròn hoặc vân hình hoa cúc để thu hoạch.
  • Không nên thu hoạch và dùng các rễ cây quá cung do chúng đã già, không thể sử dụng để làm thuốc. 
  • Sau khi đào rễ cây ô dược cần đem về cắt bỏ các rễ con, đem rửa sạch sẽ và bào chế với nhiều phương pháp khác nhau. 

Thông thường, họ sẽ bóc bỏ sạch vỏ rễ, sử dụng phần lõi để mài mỏng hoặc sao vàng. Sau đó, phần rễ cây khô được đem ngâm với nước 1 ngày 1 đêm, tiếp đến đem ủ tới khi mềm hẳn, thái thành lát mỏng, tiếp tục phơi khô. Một số nơi thì đem tán rễ cây thành bột mịn để dùng dần. 

Những tác dụng của ô dược

Từ lâu, ô dược đã được Đông y sử dụng nhiều trong điều trị các chứng bệnh. Ngoài ra, hiện cũng đã có một số nghiên cứu khoa học về tác dụng của cây thuốc này. Dưới đây là thông tin chi tiết để bạn đọc cùng tham khảo.

Theo Đông y

Đã có nhiều sách cổ ghi chép lại nghiên cứu về vị thuốc ô dược. Theo đó, Y học cổ truyền cho rằng đây là dược liệu có tính ấm, vị đắng, không độc.

  • Công dụng chính: khai uất, kiện vị tiêu thực, hành khí chỉ thống, thuận khí, ôn thận tán hàn, khứ hàn. 
  • Chủ trị: Dùng trong điều trị chứng đi tiểu nhiều bởi bàng quang hư hàn, nhiễm khí lạnh, đầy bụng, đau bụng, ăn không tiêu, ăn vào nôn mửa, đau bụng kinh, đau bụng dưới do lạnh bàng quang. Ngoài ra, đây còn là bị thuốc giúp điều trị chứng đái són, đái đêm nhiều, đái dầm rất hiệu quả. 

Trong đông y dược liệu được sử dụng để điều trị đau bụng dưới do lạnh bàng quang

Trong đông y dược liệu được sử dụng để điều trị đau bụng dưới do lạnh bàng quang

Tóm lại, tác dụng ô dược trong đông y được rất nhiều thầy thuốc đánh giá cao và áp dụng trong điều trị. 

Khoa học hiện đại

Nghiên cứu của y học hiện đại đã phát hiện ra ở rễ cây ô dược có chứa các thành phần chính là ancaloit và tinh dầu. Cụ thể sẽ bao gồm các thành phần như: Lindera Acid, Linderatrenolide, Bomeol, Linden One, Laurolitsine, Isolinderoxide,  Chamazulene, Neolindera Lactone,…

Nhờ những thành phần tuyệt vời nói trên, ô dược được xác định sở hữu các tác dụng chính như sau:

  • Tăng chuyển hóa: Nghiên cứu sau khi cho chuột ăn cây ô dược một thời gian dài cho thấy mức độ tăng trọng đã cao hơn so với bình thường. 
  • Nhuận tràng: Thí nghiệm ở trên chó phát hiện ra dược liệu cùng với mộc hương có thể kích thích tăng nhu động ruột và chữa chứng đầy hơi khó tiêu hiệu quả. 
  • Ngoài ra, ô dược còn cho thấy tác dụng đối lập ở trên ruột thừa và cơ trơn dạ dày. Chúng vừa làm tăng tiết dịch tiêu hóa, vừa tăng nhu động, hiệu quả bài khí tốt hơn nhưng đồng thời cũng làm giảm trương lực cơ. 
  • Bột dược liệu ở dạng khô giúp rút ngắn thời gian tái canxi hóa huyết tương, rút ngắn thời gian đông máu, vì thế có thể cầm máu nhanh chóng. 

Đối tượng nên sử dụng ô dược

Nhờ những hiệu quả đặc biệt như trên, dược liệu được sử dụng trong điều trị cho các đối tượng mắc chứng bệnh sau đây:

  • Đầy bụng, ăn khó tiêu, đau chướng bụng.
  • Sau khi ăn bị nôn mửa.
  • Người bị đau vùng bụng dưới bởi bàng quang bị lạnh.
  • Tình trạng đau bụng kinh. 
  • Chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són, đái dầm, chứng sung huyết.

Một số bài thuốc Đông y điều trị bệnh nhờ Ô dược 

Như đã nói ở trên, Ô dược từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, các bài thuốc sẽ được gia giảm với định lượng khác nhau.

Bài thuốc chữa đau bụng dưới do hàn sán gây ra

  • Dược liệu: Sử dụng nhóm dược liệu chính bao gồm ô dược, hồi hương, cao lương khương mỗi loại 6g, 8g thanh bì.
  • Cách thực hiện: Toàn bộ dược liệu nói trên đem rửa sạch rồi cho vào sắc chung với nước, nước thuốc thu được chia nhiều bữa, uống trong ngày. 

Thuốc Đông y trị bệnh an toàn 

Thuốc Đông y trị bệnh an toàn 

Bài thuốc chữa đau bụng kinh

  • Dược liệu: Chuẩn bị khoảng 10g đảng sâm, 10g ô dược, cam thảo, sinh khương mỗi thứ 6g, 2g trầm hương.
  • Cách thực hiện: Dược liệu nói trên cần đem sắc với nước để uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang cho tới khi khỏi bệnh. 

Bài thuốc dùng dược liệu chữa rối loạn tiêu hóa

  • Dược liệu: Bên cạnh dược liệu chính, bạn cần chuẩn bị thêm hương phụ với lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Dược liệu chuẩn bị đem tán để thành dạng bột mịn, bảo quản và sử dụng dẫn. Mỗi lần, bệnh nhân nên dùng khoảng 2 – 8g pha cùng với nước gừng sắc, mỗi ngày dùng 2 lần để đạt hiệu quả cao nhất. 

Bài thuốc chữa chứng thận dương, bàng quang hư hàn

  • Dược liệu: Bạn cần chuẩn bị ích trí và sơn dược, mỗi vị khoảng 16g, thêm 10g ô dược. 
  • Cách thực hiện: Các dược liệu đã chuẩn bị đem sắc với nước để thu được nước thuốc uống mỗi ngày. 

Bài thuốc trị đau bụng kinh bởi khí huyết ngưng trệ

  • Dược liệu: Ngoài dược liệu chính 10g, bạn cần có thêm hương phụ và mộc hương mỗi loại 8g, 12g đương quy. 
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi sắc chung với nước, nước thuốc nên uống trong ngày. 

Bài thuốc chữa sốt và tiêu chảy

  • Dược liệu: Chuẩn bị dược liệu đã đem sao vàng với định lượng vừa đủ. 
  • Cách thực hiện: Sau khi tán dược liệu thành dạng bột mịn, người bệnh nên dùng mỗi lần khoảng 3 – 5g, mỗi ngày từ 2 tới 3 lần, có thể uống với nước cơm để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc dùng ô dược trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ

  • Dược liệu: Cần chuẩn bị các dược liệu chính bao gồm ô dược, bạch truật, hòa sơn, màng mề gà sao cám, ý dĩ.
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu chuẩn bị cần đem tán thành dạng bột, mỗi lần sử dụng từ 5 – 9g đem hòa uống chung với nước, mỗi ngày dùng 

Một số lưu ý khi sử dụng ô dược

Theo những thông tin được ghi chép lại tại các tài liệu đông y, ô dược là một dược liệu quý hiếm, không gây độc hại. Tuy nhiên, khi sử dụng, để đảm bảo hiệu quả và an toàn thì nên tuân thủ các lưu ý sau đây:

  • Những đối tượng không nên sử dụng dược liệu này là người bị khí huyết hư hoặc nội nhiệt. 
  • Người đang có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ nếu muốn sử dụng các sản phẩm có chứa chiết xuất từ cây ô dược nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Khi sử dụng dược liệu theo phương pháp Đông y thì chỉ nên dùng tối đa khoảng 10g/mỗi bài thuốc và không lạm dụng. 
  • Bạn cần biết cách phân biệt dược liệu với những thảo dược khác để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng. 

Ô dược là thành phần quan trọng trong viên uống Vương Niệu Đan

Ô dược là thành phần quan trọng trong viên uống Vương Niệu Đan

Hiện nay, ô dược không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc Đông y mà còn là thành phần để bào chế ra các viên uống hỗ trợ, đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe. Trong đó, viên uống Vương Niệu Đan được rất nhiều khách hàng đánh giá cao nhờ thành phần sử dụng dược liệu quý hiếm như Uvarox, được chiết xuất Varuna, cỏ đuôi ngựa và ô dược, chiết xuất hạt bí đỏ, cọ lùn, cao nữ lang.

Nhờ những thành phần dược liệu tự nhiên và quý hiếm nói trên, viên uống được tin tưởng nhờ những tác dụng chính:

  • Giúp làm giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm ở những người bị mắc các bệnh lý về bàng quang. 
  • Làm giảm co thắt và tăng độ co giãn bàng quang, giúp bộ phận có khả năng chứa nước tiểu đủ lớn để có thể tạo ra phản xạ kích thích đi tiểu. 
  • Tăng sức khỏe cho cơ sàn chậu, tăng khả năng nhịn tiểu đồng thời giảm tình trạng tiểu són hoặc tiểu không tự chủ.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan tới dược liệu ô dược và những vấn đề bạn cần nắm bắt. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích để giúp bạn sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ dược liệu một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...