Tiểu không tự chủ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Tiểu không tự chủ là một căn bệnh gây nhiều khó chịu cho người mắc phải. Bệnh không chỉ làm rối loạn sức khỏe, đời sống sinh hoạt mà cả tâm sinh lý bệnh nhân. Tiểu không tự chủ kéo dài còn tăng khả năng mắc các bệnh liên quan khác.

Tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ (còn được gọi là tiểu không kiểm soát, tiểu són) là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài một cách bất ngờ, không kiểm soát được. Bệnh xuất hiện với những cơn buồn tiểu gấp gáp, thôi thúc người bệnh phải đi tiểu ngay, mất khả năng nhịn tiểu.

Tiểu không tự chủ là gì? 1
Đi tiểu không tự chủ có thể gặp ở cả nam và nữ giới.

Tiểu không tự chủ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính song phụ nữ và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh hơn cả. Ngày nay, bệnh càng trở nên phổ biến và đang có xu hướng trẻ hoá.

Tình trạng tiểu mất kiểm soát xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, cơ chế gây bệnh chung của các nguyên nhân này là gây tổn thương lên hệ tiết niệu – hệ cơ quan đảm nhận vai trò tạo và bài tiết nước tiểu.

Bình thường, hệ tiết niệu (gồm thận và đường dẫn niệu) hoạt động liên tục để lọc máu tạo nước tiểu và các chất hoà tan, độc hại dư thừa đẩy ra bên ngoài. Người khỏe mạnh đi tiểu 6 – 8 lần/24h và có thể dễ dàng kiểm soát được cơn buồn tiểu.

Trong trường hợp bệnh lý, khả năng nhịn tiểu suy giảm hoặc mất đi, người bệnh dễ bị tiểu són, tiểu không tự chủ. Khi đó, bệnh nhân gặp phải những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng giảm đi rõ rệt.

☛ Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều lần không kiểm soát là gì?

Tiểu không tự chủ là bệnh gì?

Tiểu không tự chủ được phân thành 5 loại chính. Tuỳ vào từng đối tượng và nguyên nhân khác nhau mà loại bệnh mắc phải khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung tiểu tiện không tự chủ đều là biểu hiện của các bệnh phức tạp khác, cụ thể như sau:

Chứng sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là sự rối loạn, suy giảm nhận thức toàn bộ, mạn tính và thường không có khả năng hồi phục. Chứng sa sút trí tuệ có thể gặp ở mọi lứa tuổi song gây ảnh hưởng nặng nề nhất lên người cao tuổi.

Chứng sa sút trí tuệ 1
Sa sút trí tuệ thường gặp ở người già gây rối loạn nhận thức.

Bệnh xuất hiện do sự thay đổi cấu trúc giải phẫu trong não khiến các trung tâm thần kinh bị tổn thương. Người bị sa sút trí tuệ không nhận ra nhu cầu đi tiểu, không nhớ đường tới nhà vệ sinh… gây đi tiểu không kiểm soát, tiểu són không nhận thức được.

Sảng

Sảng là một dạng bệnh gây rối loạn nhận thức tương tự chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây sảng thường do một bệnh cấp tính hoặc ngộ độc thuốc và có khả năng hồi phục.

Đột quỵ, liệt người

Hậu quả của các bệnh này thường là bệnh nhân mất đi khả năng vận động, đi lại. Trong khi đó, có thể đường dẫn truyền thần kinh và đường niệu cần để duy trì sự tự chủ vẫn bình thường.

Đột quỵ, liệt người 1
Đột quỵ không được cứu chữa đúng cách làm rối loạn cảm giác và vận động.

Theo đó, người bệnh không có khả năng thực hiện hành động đi tiểu gây ra tiểu không tự chủ.

☛ Tìm đọc thêm: Tiểu không tự chủ ở người già

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tiền liệt tuyến là dạng ung thư duy nhất gồm hai thể: thể có biểu hiện lâm sàng và thể ẩn. Bệnh xuất hiện phổ biến ở nam giới, nhất là nam giới trên 50 tuổi.

Ung thư còn được hiểu là các khối u ác tính, hình thành do sự tăng trưởng quá mức của tế bào. Hậu quả là các tế bào to ra bất thường, khiếm khuyết chức năng và lấn át các tế bào lành tính khác.

Theo đó, khối u ác tính trên tiền liệt tuyến làm hẹp lòng ống dẫn tiểu, tổn thương các dây thần kinh tại đó gây tiểu tiện không tự chủ.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu có hai dạng: nhiễm khuẩn tiết niệu trên và nhiễm khuẩn tiết niệu dưới. Đây là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương tiết niệu do vi khuẩn gây nên.

Nhiễm khuẩn tiết niệu 1
Nhiễm khuẩn tiết niệu gây đau đớn khi đi tiểu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể được điều trị triệt để, song để kéo dài, niệu đạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó, dây thần kinh dẫn truyền cảm giác, vận động tới tiết niệu bị tổn thương gây mất nhận cảm cảm giác buồn tiểu.

Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo là dạng bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải do nhiều nguyên nhân như: chấn thương, phẫu thuật… Bệnh biểu hiện bởi sự sẹo hóa niêm mạc niệu đạo trước làm đường niệu nhỏ hẹp.

Khi niệu đạo bị hẹp đáng kể, nước tiểu sẽ khó hoặc không thoát được ra ngoài, gây ảnh hưởng lên bàng quang. Lâu dần, người bệnh xuất hiện tiểu không tự chủ do suy giảm chức năng bàng quang.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép đám rối thần kinh

Tương tự nhiễm khuẩn tiết niệu, thoát vị đĩa đệm chèn ép đám rối thần kinh cũng làm tổn thương không hồi phục các dây thần kinh tại vị trí thoát vị. Trong khi đó, đám rối thần kinh này lại tham gia điều hoà hoạt động co bóp của cơ trơn bàng quang.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép đám rối thần kinh 1
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh làm gián đoạn dẫn truyền chi phối một số bộ phận cơ thể.

Theo đó, người bị thoát vị đĩa đệm kèm theo rối loạn hoạt động bàng quang, bàng quang giảm khả năng tống nước tiểu lâu dần khiến buồn tiểu không kiểm soát.

Hậu quả là bàng quang bị đầy nhưng giảm khả năng tống nước tiểu. Tình trạng kéo dài gây tiểu không kiểm soát.

Biểu hiện của tiểu không tự chủ

Mặc dù các đối tượng mắc các loại bệnh khác nhau song nhìn chung, người bệnh đều có những triệu chứng:

Buồn tiểu khó nhịn được

Bình thường, cảm giác buồn tiểu xuất hiện khi bàng quang đầy hoặc gần đầy và cơ thể có thể có những chi phối để nhịn tiểu. Nhất là trong những tình huống cấp bách như cuộc họp, nơi đông người… thì khả năng nhịn tiểu đóng vai trò quan trọng.

Buồn tiểu khó nhịn được 1
Người bệnh thường xuyên có cảm giác thôi thúc, gấp rút muốn đi tiểu.

Tuy nhiên, đối với người bệnh, khả năng này mất đi. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy buồn tiểu một cách thôi thúc, gấp gáp đòi hỏi phải đi tiểu ngay. Các cơn buồn tiểu xuất hiện bất chợt, ngay cả khi bàng quang không bị đầy.

Tăng số lần đi tiểu

Kèm với cảm giác buồn tiểu không kiểm soát, số lần đi tiểu của người bệnh cũng tăng lên. Khảo sát cho thấy bệnh nhân đi tiểu trên 8 lần/ngày và thường đi nhiều vào ban đêm. Tìm hiểu thêm: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Tiểu rắt, nhỏ giọt

Tần suất đi tiểu trong ngày tăng lên song lượng nước tiểu mỗi lần lại giảm thiểu đáng kể, thậm chí là không có. Người bệnh có thể chỉ tiểu 100 – 200ml mỗi lần, tiểu rắt, đôi khi nhỏ giọt.

Tiểu rắt, nhỏ giọt 1
Số lần đi tiểu tăng tuy nhiên lượng nước tiểu thường ít, nhỏ giọt.

Đau khi đi tiểu

Xuất hiện khi nguyên nhân gây tiểu không tự chủ do nhiễm trùng, sỏi hoặc tổn thương đường niệu. Theo đó, khi rặn tiểu, dòng nước tiểu đi qua các vị trí tổn thương gây đau. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tiểu ra máu.

Rò rỉ nước tiểu khi ngủ

Ban đêm, hệ thần kinh nghỉ ngơi, giảm điều khiển hoạt động nhịn tiểu của cơ thể. Ngoài ra, bàng quang có tổn thương, suy yếu khiến dễ nhạy cảm, co thắt. Vì vậy, chỉ cần bàng quang đầy, nước tiểu dễ dàng rò rỉ gây ra tiểu són.

Rò rỉ nước tiểu khi ngủ 1
Tiểu són có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, xong thường gặp nhiều hơn vào ban đêm.

Không chỉ vậy, trong trường hợp bệnh lý, dung tích bàng quang giảm. Do đó, chỉ cần lượng nhỏ nước tiểu cũng đủ lấp đầy bàng quang và làm rò rỉ nước tiểu.

Tiểu không tự chủ có nguy hiểm không?

Tiểu không tự chủ làm chất lượng cuộc sống người bệnh giảm sút song ít gây nguy hiểm đe doạ tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, không thể coi nhẹ tình trạng này bởi những tác động tiêu cực nó mang lại là thường xuyên và bất ngờ.

Theo khảo sát cho thấy, bệnh nhân bị tiểu không tự chủ thường có những ảnh hưởng:

  • Mất ngủ, tinh thần sa sút, kiệt quệ.
  • Căng thẳng, stress, hay cáu gắt, mệt mỏi.
  • Sống khép mình, tự ti, xấu hổ, trầm cảm.
  • Tăng gánh nặng cho người chăm sóc…

Không chỉ vậy, tiểu không tự chủ kéo dài đồng nghĩa cảnh báo có những tổn thương khó hồi phục. Các bệnh lý phức tạp mắc phải sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị hơn, gây tốn kém cả về thời gian và tiền của.

Mỗi người nên để tâm tới sức khỏe của mình và đi khám sớm nhất có thể. Việc thăm khám bác sĩ kịp thời giúp phát hiện sớm bệnh, thúc đẩy bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

☛ Tham khảo thêm: Tiểu không tự chủ vào ban đêm có nguy hiểm không?

Đối tượng nguy cơ mắc tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là một bệnh phổ biến, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả:

Đối tượng nguy cơ mắc tiểu không tự chủ 1
Người mang thai dễ mắc tiểu tiện không tự chủ do tăng áp lực ổ bụng.
  • Nữ giới (nhất là phụ nữ sau mãn kinh hoặc đang mang thai): tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới cao hơn nam giới tới 60%.
  • Người cao tuổi.
  • Người có các bệnh nền như: Alzheimer, Parkison, táo bón mãn tính, ho mãn tính…
  • Người từng phẫu thuật tiết niệu.
  • Người có vấn đề về thận như: suy thận, viêm cầu thận…
  • Người đang hoặc từng bị chấn thương tiết niệu.
  • Người thừa cân, béo phì.

Điều trị tiểu không tự chủ

Khi thăm khám kịp thời, các biện pháp điều trị đa dạng và mang lại nhiều tích cực. Bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp như:

Dùng thuốc

Các thuốc hoạt động theo cơ chế kháng hai thụ thể muscarinic và cholinergic, hai thụ thể tham gia vào chi phối hoạt động tiết niệu. Theo đó, sử dụng thuốc giúp cân bằng các hoạt động, kiểm soát các cơn buồn tiểu không kiểm soát.

Dùng thuốc 1
Việc uống thuốc cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh cũng được chỉ định sử dụng kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, thuốc hạ sốt khi khi có sốt kèm theo…

☛ Xem chi tiết: Thuốc điều trị tiểu không tự chủ phổ biến

Nâng cao sức khỏe cơ vùng chậu

Bài tập Kegel là một trong những bài tập tăng sức khỏe vùng cơ chậu hiệu quả. Thực hiện đều đặn giúp thắt chặt các cơ, nâng cao sức khỏe bàng quang, kiểm soát tiểu không tự chủ.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Vòng nâng pessary là thiết bị hỗ trợ điều trị tiểu són thông dụng hiện nay. Các vòng nâng có khả năng nâng bàng quang, niệu đạo lên đúng vị trí do đó giảm các triệu chứng của bệnh.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ 1
Ưu điểm nổi bật của vòng nâng pessary là không đòi hỏi can thiệp sâu, giá thành hợp lý.

Phẫu thuật

Trans Obturateur Tape (Đặt dải băng nâng đỡ niệu đạo qua lỗ bịt – T.O.T) là phương pháp được ưu tiên sử dụng hàng đầu. Kỹ thuật phẫu thuật này có độ chính xác cao, ít để lại biến chứng hậu phẫu do đó rất được khuyến khích.

Phòng ngừa tiểu không tự chủ như thế nào?

Tuân thủ các lưu ý dưới đây để giúp phòng bệnh hiệu quả:

Phòng ngừa tiểu không tự chủ như thế nào? 1
Chế độ ăn khoa học không chỉ giúp phòng ngừa bệnh mà còn nâng cao sức khoẻ hiệu quả.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cung cấp đầy đủ vitamin và dinh dưỡng cần thiết khác.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, tránh uống đồ uống có gas, chứa cồn.
  • Hạn chế ăn nhiều muối.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho một ngày tuy nhiên tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Không cố nhịn tiểu.
  • Không nhịn tiểu quá lâu.
  • Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày.
Để đảm bảo sức khỏe, cuộc sống ổn định, điều cần thiết là thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Thực hiện đúng không chỉ ngăn ngừa nguy cơ tiểu không tự chủ mà còn nâng cao sức đề kháng mỗi người.

Vương Niệu Đan – Xua tan nỗi lo tiểu không tự chủ

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu không kiểm soát cũng là biện pháp hữu hiệu bởi không gây tốn nhiều thời gian, công sức của người bệnh. Vương Niệu Đan hiện đang là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Vương Niệu Đan - Xua tan nỗi lo tiểu không tự chủ 1
Vương Niệu Đan mang lại nhiều tích cực trong hỗ trợ điều trị tiểu không tự chủ.

Vương Niệu Đan là sản phẩm ra đời từ sự kết hợp của các vị dược liệu quý từ lâu đã được sử dụng trong Đông y với mục đích trị tiểu són. Các dịch chiết thảo dược theo tỷ lệ hợp lý, nhờ đó mang lại 3 đích tác động ưu việt gồm:

✔ Tác động lên bàng quang:

  • Chiết xuất Varuna từ cây Krateuas mang lại khả năng giảm kích thích, tăng lưu lượng bàng quang.
  • Chiết xuất Cỏ đuôi ngựa làm tăng lực làm rỗng bàng quang, theo đó tống nước tiểu triệt để sau mỗi lần đi tiểu.
  • Chiết xuất Cọ lùn (Vispo ™) giảm kích thích bàng quang do ức chế thụ thể M3.

✔ Tác động lên cơ vùng chậu:

Chiết xuất Ô dược tăng tưới máu tới vùng bụng dưới, nhờ đó nâng cao sức nâng đỡ của cơ sàn chậu.

✔ Tác động đến giấc ngủ:

Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang giúp ổn định thần kinh, đưa người bệnh vào giấc ngủ nhanh chóng, giảm căng thẳng khó chịu.

Nhờ 3 đích tác động trên, Vương Niệu Đan nhanh chóng làm giảm nhanh triệu chứng tiểu són, tiểu nhỏ giọt, tiểu tiện không kiểm soát của bệnh. Sản phẩm có thể áp dụng cho hầu hết đối tượng mà không gây tác dụng phụ do đó được nhiều người tin tưởng sử dụng.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...