Đi tiểu nhiều nước tiểu trong có nguy hiểm không?

Hoạt động tiểu tiện diễn ra hàng ngày nhằm đào thải các chất thải hoà tan ra khỏi cơ thể. Màu sắc nước tiểu góp phần thể hiện sức khỏe tiết niệu cũng như cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Trong đó, đi tiểu nhiều nước tiểu trong là một dấu hiệu bất thường mà người bệnh cần chú ý.

Sinh lý tiểu tiện ở người bình thường

Nước tiểu được tạo thành nhờ thận, chứa đựng tại bàng quang và được tống ra ngoài thông qua niệu quản. Quá trình tạo và bài tiết nước tiểu được giải thích như sau:

Đơn vị cấu trúc và chức năng của thận được gọi là nephron, cấu tạo gồm tiểu cầu thận và ống thận. Mỗi thành phần thực hiện một chức năng khác nhau: Máu từ tiểu động mạch đến đi đến tiểu cầu thận liên tục đẩy huyết tương đi qua bao Bowman. Do kích thước lỗ lọc và sự tích điện tại màng lọc, huyết tương và các tế bào máu được giữ lại. Các thành phần khác gồm phân tử nhỏ tan trong nước, glucose, ion, creatinin, acid amin… đi qua màng lọc tạo dịch lọc (nước tiểu đầu).

Sinh lý tiểu tiện ở người bình thường 1
Nước tiểu chứa đựng tại bàng quang và được thải ra ngoài khi cơ bàng quang co bóp.

Sau khi đi qua cầu thận, dịch lọc từ từ đi qua hệ thống ống thận (gồm ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa). Tại đây xảy ra sự tái hấp thu và bài tiết một số chất. Trong đó, nước, điện giải và các chất chuyển hoá được được tái hấp thu lại vào cơ thể, đồng thời bài tiết sản phẩm có hại qua huyết tương đổ vào dịch ống.

Theo đó, nước tiểu cô đặc chỉ chứa những chất không có lợi cho cơ thể. Nước tiểu đổ vào bể thận, theo niệu quản xuống bàng quang. Khi bàng quang chứa đựng 300 – 400ml nước tiểu sẽ xuất hiện kích thích làm bàng quang co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài.

Nước tiểu bình thường có màu vàng do chứa sắc tố urochrome. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước tiểu trong, không có máu. Tình trạng này xuất hiện kèm đi tiểu nhiều lần cảnh báo những ảnh hưởng sức khỏe đáng lưu ý.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường?

Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần nước tiểu trong

Đi tiểu nhiều nước tiểu trong làm rối loạn nhịp sinh học bình thường của cơ thể. Theo các chuyên gia, bệnh có thể bị gây ra bởi các nguyên nhân:

Giảm nồng độ urochrome trong nước tiểu

Lượng sắc tố urochrome trong nước tiểu quyết định màu sắc nước tiểu. Khi nồng độ chất này giảm hoặc không có sẽ làm nước tiểu trong.
Nồng độ urochrome giảm chủ yếu do bệnh nhân uống quá nhiều nước trong ngày làm tăng lượng nước tiểu. Trong khi đó, khả năng phân giải tạo urochrome không thay đổi khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần nước tiểu trong.

Giảm nồng độ urochrome trong nước tiểu 1
Sắc tố urochrome là sắc tố đầu tiên quyết định màu sắc nước tiểu.

Ngoài ra, nước tiểu trong cũng do giảm khả năng tạo sắc tố urochrome. Trường hợp này xảy ra do các bệnh lý tại gan làm giảm hoặc mất khả năng chuyển hoá tạo sắc tố.

Tổn thương bàng quang

Bàng quang khỏe mạnh chứa đựng được 500 – 600ml nước tiểu, có khả năng kiềm chế cơn buồn tiểu cũng như co bóp tống nước tiểu ra ngoài. Sức khỏe bàng quang quyết định nhiều tới số lần và lượng nước tiểu của cơ thể do đó tổn thương bàng quang trực tiếp làm rối loạn vai trò này.

Tổn thương bàng quang 1
Có nhiều bệnh lý gây tổn thương bàng quang làm giảm khả năng chứa đựng và co thắt.

Tổn thương bàng quang làm bàng quang giảm sức chứa hoặc tăng nhạy cảm với các kích thích. Theo đó, khả năng kiểm soát cơn buồn tiểu giảm sút đồng thời bàng quang dễ xuất hiện cảm giác mót tiểu. Trong khi đó, sức chứa bàng quang giảm, bàng quang thường xuyên bị đầy, co bóp tăng để thôi thúc nước tiểu ra ngoài.

Hậu quả là người bệnh khó kiểm soát hoạt động tiểu tiện gây tiểu nhiều.

Một số bệnh lý gây tổn thương bàng quang như: bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang, ung thư bàng quang, chấn thương…

Tổn thương thận

Tổn thương thận do nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới quá trình lọc và tái hấp thu của nephron. Các yếu tố này làm thay đổi kích thước lỗ lọc khiến trong nước tiểu có những thành phần “lạ” gây thay đổi màu sắc nước tiểu.

Ngoài ra, tổn thương cũng làm giảm sự tái hấp thu tại ống thận. Hậu quả là nước tiểu không được cô đặc, lượng nước tiểu lớn gây tiểu nhiều.

Tổn thương thần kinh chi phối tiết niệu

Bên cạnh hoạt động của các cơ quan, sinh lý tiểu tiện cũng được chi phối bởi hệ thần kinh. Chúng tham gia vào điều hoà sự tái hấp thu, bài tiết cũng như các phản xạ của bàng quang.

Tổn thương thần kinh chi phối tiết niệu 1
Dẫn truyền xung thần kinh giúp điều hoà, chi phối các hoạt động trong cơ thể.

Khi có tổn thương, những tín hiệu và dẫn truyền xung thần kinh bị ngắt quãng. Do đó, bàng quang không được kiểm soát bởi thần kinh gây rối loạn hoạt động, tăng co bóp…

Dùng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là thuốc tăng đào thải nước tiểu, dùng trong điều trị phù giữ muối nước do tăng huyết áp, suy thận… Các thuốc này ngăn chặn sự tái hấp thu đồng thời tăng bài tiết nước tiểu. Kết quả là lượng nước tiểu tạo ra tăng lên đáng kể, kéo theo giảm thời gian làm đầy bàng quang gây buồn tiểu liên tục.

Các bệnh lý khác

Đái tháo đường và đái tháo nhạt là hai loại bệnh phổ biến gây ra tiểu tiện nhiều lần nước tiểu trong. Bệnh xuất hiện do các rối loạn hormone trong cơ thể, gây ra tình trạng đa niệu.

Hai bệnh này còn kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm lên các mạch máu lớn, mạch máu nhỏ… do đó cần phát hiện kịp thời.

Đi tiểu nhiều lần nước tiểu trong có biểu hiện gì?

Đi tiểu nhiều nước tiểu trong có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, không phân biệt giới tình. Bệnh xuất hiện làm ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt, chất lượng cuộc sống người mắc phải. Tiểu nhiều nước tiểu trong cũng kèm theo các biểu hiện:

Đi tiểu nhiều lần nước tiểu trong có biểu hiện gì? 1
Mất ngủ thường xuyên gây căng thẳng thần kinh, dễ cáu gắt, suy nhược cơ thể.

Khó nhịn tiểu

Bàng quang thường xuyên bị đầy do đó thường xuyên tăng co bóp để bài tiết nước tiểu. Lâu dần, bàng quang suy yếu làm giảm khả năng nhịn tiểu.

Tiểu són

Hậu quả sau cùng của bàng quang suy yếu là tiểu són. Lúc này, các cơ trơn bàng quang mất nhạy cảm với ý thức, khi có kích thích lập tức co bóp tống nước tiểu ra ngoài.

Mất ngủ

Song song với triệu chứng đi tiểu nhiều là sự ảnh hưởng đến thần kinh gây mất ngủ. Nguyên nhân do tiểu nhiều lần kèm theo xuất hiện cơn buồn tiểu vào ban đêm.

Người bệnh lại khó kiểm soát cơn buồn tiểu nên phải đi tiểu ngay. Điều này khiến bệnh nhân phải thức giấc giữa đêm, khó đi vào giấc ngủ lại gây mất ngủ.

☛ Tham khảo thêm: Tiểu nhiều mất ngủ là gì?

Đi tiểu nhiều nước tiểu trong có nguy hiểm không?

Đi tiểu nhiều, nước tiểu trong ban đầu có thể là dấu hiệu của cơ thể dung nạp đủ nước. Tuy nhiên, sự kéo dài tình trạng này lại có những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Đi tiểu nhiều nước tiểu trong làm rối loạn sức khỏe, cuộc sống người bệnh song không quá nguy hiểm. Phát hiện sớm và khắc phục kịp thời mang lại nhiều tích cực trong điều trị bệnh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan với sức khỏe của mình, hãy đi khám để sớm có hướng chữa trị.

Đi tiểu nhiều nước tiểu trong có nguy hiểm không? 1
Tiểu nhiều lần nước tiểu trong không nguy hiểm song cần đi khám kịp thời.

Bên cạnh đó, kéo dài tình trạng tiểu nhiều nước tiểu trong còn kèm theo các biến chứng nguy hiểm:

  • Trầm cảm, căng thẳng, stress.
  • Suy thận mạn tính.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu…

Một vài xét nghiệm đơn giản sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các chuyên gia sẽ có những chỉ định đúng đắn để giải quyết vấn đề của người bệnh. Do vậy, hãy tới cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện lạ để bảo vệ sức khỏe của mình.

Khắc phục tình trạng tiểu tiện nhiều lần nước tiểu trong

Một số biện pháp dưới đây giúp khắc phục tình trạng tiểu tiện nhiều lần nước tiểu trong hiệu quả:

Dùng thuốc Tây y

Các thuốc Tây y sử dụng trong điều trị bệnh mang hiệu quả cao do có đích tác dụng chính xác. Tùy vào vị trí tổn thương gây nên triệu chứng bệnh mà có các nhóm thuốc khác nhau.

Dùng thuốc Tây y 1
Các nhóm thuốc khác nhau có đích tác dụng khác nhau.

Một số nhóm thuốc phổ biến là:

  • Nhóm thuốc kháng viêm: điều trị viêm nhiễm gây tổn thương thận, bàng quang…
  • Nhóm thuốc kháng sinh: dùng trong trường hợp tổn thương tiết niệu do vi khuẩn.
  • Nhóm thuốc chẹn thụ thể muscarinic: sử dụng khi bàng quang nhạy cảm quá mức.
  • Nhóm thuốc hồi phục chức năng gan…

Dùng thuốc Đông y

Các vị dược liệu sử dụng trong điều trị bệnh có tác dụng chủ yếu lên thận. Chúng có khả năng tăng lưu thông khí huyết, bổ máu, bổ thận, cải thiện sức khỏe bàng quang… Nhờ vậy, các bài thuốc này làm ổn định lại chức năng tạo, bài tiết cũng như chứa đựng nước tiểu. Sử dụng theo đúng chỉ dẫn sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Dùng thuốc Đông y 1
Cầu kỷ tử, sinh khương, tang diệp, hoài sơn… là những vị thuốc có ích cho thận.

Các bài thuốc thường áp dụng trong khắc phục bệnh là.

  • Chân vũ thang.
  • Bài thuốc bổ thận, tăng cường chức năng của thận.
  • Bài thuốc Súc tuyền hoàn (Phụ nhân lương phương).

Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh

Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người nói chung và người bệnh nói riêng. Thói quen khoa học hợp lý góp phần nâng cao sức đề kháng đồng thời giúp ích trong điều trị bệnh. Theo đó, người bị tiểu tiện nhiều nước tiểu trong cần:

Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh 1
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh mang lại một cơ thể khoẻ khoắn, giàu sức đề kháng.
  • Duy trì chế độ ăn khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Hạn chế ăn mặn, đồ chứa nhiều cồn, cafein, dầu mỡ, đồ cay nóng…
  • Không cố nhịn tiểu.
  • Tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật là biện pháp can thiệp ngoại khoa thường được lựa chọn cuối cùng trong khắc phục bệnh. Biện pháp này đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến hiện đại và trình độ chuyên môn cao. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật khi các biện pháp can thiện trên không mang lại nhiều ý nghĩa.

Phẫu thuật tiềm ẩn nhiều biến chứng hậu phẫu do đó cần được tư vẫn kỹ càng.

Vương Niệu Đan – Giải pháp hữu hiệu cho đi tiểu nhiều nước tiểu trong

Ngoài các biện pháp trên, dùng Vương Niệu Đan hiện cũng là một phương pháp khắc phục chứng tiểu nhiều nước tiểu trong hiệu quả. Đây là sản phẩm có nguồn gốc dược liệu được đông đảo người bệnh và chuyên gia y tế khuyên dùng.

Vương Niệu Đan - Giải pháp hữu hiệu cho đi tiểu nhiều nước tiểu trong 1
Vương Niệu Đan đã được nghiên cứu và cấp phép bởi Bộ y tế.

Vương Niệu Đan ra đời dựa trên ứng dụng nghiên cứu hiệu quả tác dụng của dược liệu trên hệ tiết niệu. Sản phẩm có thành phần gồm: dịch chiết Cọ lùn, Hạt bí đỏ, cao chiết Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Nữ lang.

Sản phẩm tác động lên tiết niệu dựa trên 3 cơ chế:

  • Giảm co thắt, tăng độ dãn bàng quang: nhờ tác động từ Uvarox (hỗn hợp gồm chiết xuất Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược)
  • Tăng sức khỏe cơ sàn chậu: từ công dụng của Vispo ™ (chiết xuất Cọ lùn).
  • Cải thiện giấc ngủ: từ tác dụng của Hạt bí đỏ và Nữ lang lên thần kinh.

Theo đó, đối với người tiểu tiện nhiều lần nước tiểu trong, Vương Niệu Đan giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Người bệnh giảm thiểu các cơn buồn tiểu không kiểm soát, hạn chế tiểu đêm cũng như có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng sản phẩm để đảm bảo an toàn trong điều trị.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...