Mất ngủ đi tiểu nhiều ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

Đi tiểu nhiều lần trong ngày xuất hiện ở nhiều lứa tuổi làm ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt của người bệnh, là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Mất ngủ đi tiểu nhiều kéo dài còn có những tác động tiêu cực khác đối với sức khỏe mà cần được phát hiện kịp thời.

Hoạt động sinh lý bình thường của tiết niệu

Hệ tiết niệu là một trong những hệ cơ quan quan trọng tham gia vào thực hiện chức năng bài tiết của cơ thể. Chúng tạo, chứa đựng và bài xuất nước tiểu ra ngoài. Đây cũng là con đường đào thải các chất dư thừa, chất độc hòa tan chủ yếu của cơ thể. Do đó, duy trì ổn định các hoạt động sinh lý bình thường của tiết niệu là điều cần thiết.

Hoạt động sinh lý bình thường của tiết niệu 1
Quá trình lọc xảy ra ở cầu thận và sự tái hấp thu xảy ra tại ống thận.

Nước tiểu được tạo thành nhờ thận theo cơ chế sau: Cầu thận nhận máu từ tiểu động mạch đến, huyết tương liên tục đi vào bao Bowman để thực hiện quá trình lọc. Trong đó, các chất có kích thước lớn vượt quá lỗ lọc được giữ lại, thành phần dịch lọc lúc này chỉ chứa các chất hoà tan có kích thước nhỏ. Dịch lọc khi đó được gọi là nước tiểu đầu.

Nước tiểu đầu tiếp tục đi qua hệ thống ống thận thận một cách từ từ. Theo đó, sự tái hấp thu diễn ra liên tục đảm bảo hấp thu lại nước, điện giải và các chất chuyển hoá được. Ngoài ra, tại ống thận những sản phẩm có hại cũng được bài tiết qua huyết tương vào tế bào biểu mô, cuối cùng là vào dịch ống.

Cuối cùng, nước tiểu được cô đặc, chứa các chất cặn bã không có lợi đi vào bể thận, niệu quản rồi đổ xuống bàng quang. Khi bàng quang chứa đựng 350 – 400ml nước tiểu sẽ xuất hiện kích thích làm bàng quang tăng co bóp. Nhờ đó, nước tiểu được tống ra ngoài.

Trung bình mỗi ngày, một người khỏe mạnh dung nạp khoảng 2 lít nước và thải ra ngoài bằng đường tiểu một lượng tương tự (qua mồ hôi không đáng kể). Để thích nghi với nhịp sinh học, cơ thể gần như không buồn tiểu vào ban đêm. Trong trường hợp bệnh lý, số lần đi tiểu tăng và hay xảy ra vào ban đêm.

Hậu quả là đi tiểu nhiều kèm theo mất ngủ, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh.

☛ Tham khảo thêm: 1 ngày đi tiểu mấy lần là bình thường?

Mất ngủ đi tiểu nhiều ảnh hưởng gì tới sức khoẻ?

Mất ngủ đi tiểu nhiều không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng nếu kéo dài sẽ có những tác động tiêu cực tới sức khỏe. Theo nghiên cứu, mất ngủ đi tiểu nhiều gây ra các ảnh hưởng:

Suy nhược cơ thể

Bình thường, người khỏe mạnh đi tiểu 6 – 8 lần/24h, số lần đi tiểu trên 10 lần/ngày được coi là đi tiểu nhiều. Tiểu tiện nhiều thường xuất hiện vào ban đêm do đó gây ra rối loạn giấc ngủ người bệnh. Hậu quả đầu tiên của rối loạn giấc ngủ là mất ngủ.

Suy nhược cơ thể 1
Mất ngủ kéo dài khiến sức khoẻ suy yếu, cơ thể xanh xao, gầy sút.

Theo đó, người bệnh thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, giấc ngủ chập chờn. Tình trạng này làm ảnh hưởng tới thời gian sau đó khiến người bệnh luôn cảm thấy thiếu ngủ, thèm ngủ vào ban ngày. Khi đó, bệnh nhân không có tâm trạng ăn uống, mệt mỏi, chán ăn khiến cơ thể gầy sút, suy nhược.

Căng thẳng thần kinh

Ngoài gây suy nhược cơ thể, mất ngủ đi tiểu nhiều cũng khiến thần kinh người bệnh căng thẳng.

Bình thường, hệ thần kinh hoạt động liên tục và cần được nghỉ ngơi vào ban đêm. Tuy nhiên, do thường xuyên tỉnh giấc vì buồn tiểu khiến các tế bào thần kinh không được nghỉ ngơi đầy đủ, thời gian nghỉ ngắn.

Căng thẳng thần kinh 1
Thức đêm liên tục khiến thần kinh bị ức chế gây cáu gắt, bực bội.

Tình trạng này kéo dài làm tăng tiết cortisol, gây suy giảm sức đề kháng, cơ thể dễ dàng rơi vào trạng thái kiệt quệ, trầm cảm. Sự căng thẳng thần kinh, bực bội, cáu gắt xuất hiện, kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh cơ hội như: loét dạ dày – tá tràng, tăng huyết áp, hen suyễn, eczema, ung thư…

Rối loạn hoạt động sinh lý cơ thể

Ảnh hưởng lớn nhất do mất ngủ đi tiểu nhiều gây ra là làm rối loạn các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

Theo sinh lý học, các cơ quan trong cơ thể có thời gian làm việc và nghỉ ngơi đan xen hợp lý để đảm bảo duy trì các quá trình diễn ra ổn định. Tuy nhiên, do mất ngủ thường xuyên khiến giờ giấc sinh hoạt bị thay đổi, thời gian nghỉ ngơi của các cơ quan cũng bị ảnh hưởng, rối loạn.

Rối loạn hoạt động sinh lý cơ thể 1
Giảm ham muốn, rối loạn hoạt động sinh lý là hậu quả của mất ngủ đi tiểu nhiều.

Hậu quả là các hormone bị tăng hoặc giảm bài tiết đột ngột, sự điều hoà hoạt động của tuần hoàn, hô hấp, sinh dục… bị ảnh hưởng. Người bệnh khi đó không chỉ gặp phải các rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể mà còn đối diện với nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm do những rối loạn này.

☛ Đọc thêm: Bệnh đi tiểu nhiều lần ở người già

Triệu chứng đi kèm mất ngủ tiểu tiện nhiều

Ngoài những ảnh hưởng tới sức khỏe kể trên, mất ngủ đi tiểu nhiều còn khiến nhiều người lo lắng bởi các triệu chứng đi kèm khác. Các biểu hiện này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, các triệu chứng hay đi kèm mất ngủ đi tiểu nhiều là:

Lượng nước tiểu ít

Ở người khỏe mạnh, mỗi lần đi tiểu khoảng 400 – 500ml nước tiểu, nước tiểu chảy thành dòng. Trong trường hợp bệnh lý, số lần đi tiểu tăng lên kéo theo lượng nước tiểu mỗi lần đi giảm xuống.

Lượng nước tiểu ít 1
Số lần đi tiểu tăng tuy nhiên lượng nước tiểu thường ít, nhỏ giọt.

Nước tiểu có thể chảy không thành dòng, nhỏ giọt, tiểu ngập ngừng, ngắt quãng. Biểu hiện này rõ rệt hơn khi người bệnh rặn tiểu.

Khó kiểm soát được cơn buồn tiểu

Tần suất đi tiểu tăng khiến bàng quang thường xuyên co thắt, hoạt động nhằm tống nước tiểu ra ngoài. Lâu dần, cơ trơn bàng quang rối loạn hoạt động khiến chức năng nhận cảm, co thắt giảm sút.

Khó kiểm soát được cơn buồn tiểu 1
Người bệnh thường có cảm giác rất muốn đi tiểu, không nhịn được cơn buồn tiểu.

Kết quả là bàng quang bị nhạy cảm quá mức, dễ bị kích thích đẩy nước tiểu ra ngoài gây buồn tiểu gấp gáp. Sự rối loạn này xảy đến bất ngờ do đó làm người bệnh khó nhịn được cơn buồn tiểu.

Tiểu són vào ban đêm

Song song với sự mất kiểm soát cơn buồn tiểu, bệnh nhân gặp phải triệu chứng tiểu són vào ban đêm.

Tình trạng này được lý giải do giảm khả năng chi phối của hệ thần kinh vào ban đêm. Do đó, ý thức giảm kiểm soát hoạt động đi tiểu. Lúc này, bàng quang bị đầy dễ dàng tạo kích thích làm rò rỉ nước tiểu.

Tiểu són vào ban đêm 1
Ban đêm, thần kinh cần được nghỉ ngơi do đó giảm chi phối bàng quang gây tiểu són.

Ngoài ra, tình trạng mất ngủ kéo dài khiến người bệnh thèm ngủ, ý thức mơ hồ. Khi đó, dù cảm nhận được cơn buồn tiểu rõ rệt song cơ thể không chống đỡ được cơn buồn ngủ, không có khả năng di chuyển tới chỗ đi tiểu gây tiểu són.

Trong một số trường hợp đặc biệt, mất ngủ đi tiểu nhiều kèm theo đau đớn khi đi tiểu. Nguyên nhân gây đau có thể do nhiễm khuẩn hoặc chấn thương đường niệu.

Nguyên nhân gây ra mất ngủ đi tiểu nhiều

Mất ngủ đi tiểu nhiều xảy ra phổ biến ở lứa tuổi trung niên và tuổi già. Theo sinh lý bệnh học, chứng bệnh này gây ra bởi:

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang nhạy cảm, co bóp, hoạt động liên tục. Theo đó, bàng quang dễ dàng co bóp khi có kích thích hoặc không để thúc đẩy thải nước tiểu ra ngoài.

Bàng quang tăng hoạt 1
Bàng quang bị tăng hoạt giảm khả năng chứa nước tiểu đồng thời dễ bị kích thích.

Cũng do sự nhạy cảm quá mức, người bệnh thường xuyên buồn tiểu ngay cả khi bàng quang không đầy. Đồng thời, chức năng bàng quang suy yếu khiến khó nhịn tiểu, tăng số lần đi tiểu, đặc biệt là vào buổi tối.

Bàng quang tăng hoạt xuất hiện do các bệnh lý bàng quang, tổn thương bàng quang hoặc rối loạn thần kinh điều khiển bàng quang.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

Tăng áp lực ổ bụng

Áp lực ổ bụng tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do béo phì, mang thai, sinh con… Sự tăng áp lực ổ bụng diễn ra làm các tạng trong ổ bụng bị chèn ép gây mất không gian, cản trở hoạt động.

Tăng áp lực ổ bụng 1
Tăng áp lực ổ bụng tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Áp lực bàng quang cũng bị tăng lên do tình trạng này. Khi đó, bàng quang giảm khả năng chứa nước tiểu, thường xuyên co bóp nhằm tống nước tiểu ra ngoài, cân bằng lại áp suất. Hậu quả của tình trạng này là tăng tần suất đi tiểu, lâu dần gây mất ngủ.

Thần kinh suy yếu

Hệ thần kinh được xem là hệ đảm nhận chức năng quan trọng nhất của cơ thể. Chúng có khả năng chi phối, điều hoà tất cả các hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan cũng như toàn bộ cơ thể. Qua đó, hoạt động của thần kinh có ảnh hưởng tới giấc ngủ, tiết niệu nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.

Thần kinh suy yếu 1
Thần kinh suy yếu gây ảnh hưởng lớn tới toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Khi thần kinh suy yếu, khả năng điều khiển các hoạt động tại các bộ phận giảm hoặc biến mất. Trong trường hợp suy thoái thần kinh tiết niệu sẽ gây ra các rối loạn tại các cơ quan của hệ. Sự mất kiểm soát co bóp, giảm khả năng nhịn tiểu xảy ra làm người bệnh phải tiểu tiện nhiều lần.

Tiểu tiện nhiều lần làm giấc ngủ gián đoạn, mức độ dẫn truyền thần kinh cũng suy yếu. Chất dẫn truyền thần kinh serotonin cũng suy giảm khiến não bộ càng trở nên căng thẳng, ức chế kéo dài. Do đó, các chỉ định của hệ thần kinh càng giảm, thần kinh suy nhược làm mất ngủ đi tiểu nhiều xảy ra trầm trọng, khó kiểm soát hơn.

Nguyên nhân khác

Dùng thuốc có hại cho thận

Thận là cơ quan đầu tiên tham gia vào quá trình tạo nước tiểu. Những tác động lên thận trực tiếp làm ảnh hưởng tới lượng nước tiểu cũng như khả năng đào thải nước tiểu.

Nguyên nhân khác 1
Một số thuốc điều trị bệnh có thể gây độc với thận do đó cần cân nhắc khi sử dụng.

Trong một số trường hợp, cơ thể có các bệnh lý yêu cầu phải sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên các thuốc này vô tình lại gây độc cho thận, là yếu tố gây suy thận. Suy thận kéo dài không chỉ gây đa niệu mà còn kèm theo nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm.

Một số loại thuốc gây hại cho thận như: kháng sinh, lợi tiểu, chống viêm…

Chế độ ăn uống không khoa học

Sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như cafein, cồn… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở người đi tiểu nhiều. Các chất này gây ức chế thần kinh trung ương khiến thần kinh không được thư giãn, luôn trong trạng thái tăng hoạt động.

Nguyên nhân khác 2
Uống quá nhiều cà phê làm tăng nồng độ cafein trong cơ thể gây ức chế thần kinh.

Do đó, vào thời điểm ban đêm, hệ thần kinh không được nghỉ ngơi, khó đi vào giấc ngủ gây mất ngủ. Tình trạng này kéo dài cũng gây suy nhược thần kinh và một số bệnh lý khác.

Uống nhiều nước

Uống quá nhiều nước vào cơ thể làm tăng lượng dịch lọc cũng như tăng hoạt động của thận. Theo đó, lượng nước tiểu tạo ra nhiều hơn, bàng quang thường xuyên đầy dẫn đến tăng cường hoạt động. Tần suất đi tiểu cũng tăng lên gây ra tiểu tiện nhiều lần.

Khắc phục tình trạng mất ngủ tiểu đêm nhiều

Có thể thấy, mất ngủ đi tiểu nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Hai triệu chứng này thường đi kèm với nhau do khoảng thời gian giữa các lần buồn tiểu giảm làm rút ngắn giấc ngủ.

Để khắc phục vấn đề này, điều ưu tiên trước là giảm thiểu số lần tiểu đêm. Khi tần suất tiểu đêm giảm, người bệnh sẽ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, theo đó cải thiện tình trạng mất ngủ. Một số biện pháp dưới đây sẽ mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh:

Dùng thuốc Tây y

Các thuốc Tây y có đích tác dụng và cơ chế tác dụng cụ thể. Sử dụng các thuốc này nhằm khắc phục, loại bỏ triệt để nguyên nhân gây tiểu nhiều nhờ vậy mà cải thiện giấc ngủ.

Dùng thuốc Tây y 1
Kháng sinh được dùng trong nhiễm khuẩn song không nên tự ý sử dụng vì dễ gây tình trạng kháng thuốc.

Một số nhóm thuốc hay được chỉ định là:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: tiêu diệt hoặc phòng ngừa nhiễm khuẩn, tránh biến chứng của nhiễm trùng.
  • Nhóm thuốc kháng thụ thể muscarinic: điều trị kiểm soát khả năng co bóp bàng quang do đó giảm nhạy cảm quá mức.
  • Thuốc chẹn thụ thể Alpha-1: tác động lên thần kinh làm giảm co bóp, hạn chế các cơn buồn tiểu gấp gáp.
  • Nhóm thuốc kháng viêm: giảm viêm nhiễm, hỗ trợ thúc đẩy hồi phục tổn thương tiết niệu.

☛ Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều lần uống thuốc gì?

Bài thuốc dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị Tây y nói trên, dân gian cũng lưu truyền những phương pháp hay nhằm khắc phục tình trạng bệnh. Những biện pháp này có nhiều lợi ích trong điều trị tuy nhiên không được sử dụng tuỳ tiện mà cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Các bài thuốc dân gian điều trị mất ngủ tiểu tiện nhiều hiệu quả là:

Dùng râu ngô

Râu ngô là vị thuốc dễ kiếm trong tự nhiên, có vị ngọt, tính bình, quy vào 2 kinh thận, bàng quang. Trong râu ngô chứa hàm lượng cao các vitamin, saponin, steroid… có lợi cho sức khoẻ. Nhờ đó, nước râu ngô đem lại tác dụng tăng bài tiết dịch mật, hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu.

Bài thuốc dân gian 1
Râu ngô có khả năng thanh mát, giải nhiệt, rất có lợi cho tiết niệu.

Sử dụng râu ngô trong điều trị mất ngủ đi tiểu nhiều được thực hiện như sau:

  • Đun sôi 10g râu ngô trong 300ml nước lọc, đun nhỏ lửa trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Có thể hãm râu ngô cùng 200ml nước sôi, ủ trong khoảng 30 phút.
  • Loại bỏ râu ngô, dùng nước hãm uống trong ngày.

Dùng câu kỷ tử

Câu kỷ tử là quả chín đã phơi khô của cây khởi tử, có màu đỏ da cam khi thu hoạch. Câu kỷ tử chứa nhiều nguyên tố vi lượng, vitamin A và các chất chống oxy hoá. Dùng câu kỷ tử thường xuyên mang lại khả năng chống lão hoá, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc gan, bổ thận.

Bài thuốc dân gian 2
Câu kỷ tử bổ thận, bồi bổ cơ thể do được ứng dụng nhiều trong y học.

Trong điều trị chứng mất ngủ đi tiểu nhiều, người ta sử dụng câu kỷ tử bằng cách:

  • Đun sôi 300 – 400ml nước lọc cùng 15g câu kỷ tử, đun nhỏ lửa trong 15 – 20 phút.
  • Nước sau khi đun uống trong ngày. Duy trì thực hiện trong 2 – 3 ngày.

Dùng cây mã đề

Mã đề còn được gọi là mã tiền xá, là cây thuộc nhóm thân thảo đồng thời là một trong những thảo dược có lợi cho tiết niệu. Hàm lượng vitamin A, glucozit, chất nhầy… trong cây mã đề tương đối cao do đó khả năng lợi tiểu, lợi mật, kháng viêm loét… rất hiệu quả.

Bài thuốc dân gian 3
Có thể dễ dàng tìm thấy cây mã đề ở ngoài tự nhiên.

Phương pháp dùng mã đề để điều trị bệnh được thực hiện như sau:

  • 100g cây mã đề tươi rửa sạch, loại bỏ phần rễ sau đó đun sôi nhỏ lửa cùng 200 – 250ml nước.
  • Lọc lấy phần nước, sử dụng 2 – 3 lần trong ngày.

Kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh

Thói quen sinh hoạt góp phần không nhỏ vào khắc phục tình trạng bệnh. Duy trì nếp sống sinh hoạt khoa học giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh 1
Tập thể dục thể thao hàng ngày giúp cải thiện sức khoẻ cơ vùng chậu.

Người bệnh cần thực hiện thói quen sinh hoạt như sau để khắc phục mất ngủ đi tiểu nhiều:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ, dinh dưỡng.
  • Tránh các thực phẩm có hại cho sức khỏe: thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chứa cafein, nhiều muối…
  • Không nhịn tiểu.
  • Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, giảm stress, căng thẳng
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Kiểm tra sức khoẻ định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.

Vương Niệu Đan – Giải pháp cho tình trạng mất ngủ đi tiểu nhiều

Một trong những giải pháp hữu ích cho tình trạng mất ngủ đi tiểu nhiều hiện nay là sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh. Vương Niệu Đan – sản phẩm của Thái Minh HiTech đang là sự lựa chọn của nhiều chuyên gia và người bệnh.

Vương Niệu Đan - Giải pháp cho tình trạng mất ngủ đi tiểu nhiều 1
Vương Niệu Đan được cấp phép bởi Bộ y tế đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Vương Niệu Đan sản xuất dựa trên nghiên cứu về công dụng của dược liệu lên hệ tiết niệu và thần kinh. Sản phẩm có chứa các dịch chiết, cao chiết thảo dược có lợi cho điều trị bệnh, trong đó bao gồm:

☛ Uvarox: gồm cao Varuna, cao Cỏ đuôi ngựa và cao Ô dược.

VISPO ™: chiết xuất Cọ lùn 45% acid béo và 1-1,2% beta sitosterol.

☛ Chiết xuất hạt bí đỏ: làm tăng testosterone do đó tăng sức khoẻ cơ vùng chậu.

☛ Cao Nữ lang: có tác dụng thư giãn thần kinh, dễ đi vào giấc ngủ.

Nhờ sự phối hợp thảo dược theo tỷ lệ phù hợp giúp sản phẩm Vương Niệu Đan có công dụng:

  • Tăng mức độ nhạy cảm bàng quang do đó hạn chế co thắt bàng quang.
  • Bổ sung Nitric oxide hỗ trợ làm giãn bàng quang, tăng sức chứa nước tiểu nhờ đó kéo dài thời gian kích thích, giảm số lần đi tiểu.
  • Nâng cao sức khỏe cơ sàn chậu giúp chống đỡ bàng quang hiệu quả.
  • Giảm căng thẳng thần kinh, hỗ trợ mang lại giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Sản phẩm dùng được cho cả nam và nữ, các đối tượng có bệnh về tim mạch, huyết áp.. và không gây tác dụng phụ. Sử dụng Vương Niệu Đan theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia để có hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...