7+ cách nhịn tiểu khi đi xe cực hiệu quả, không phải ai cũng biết

Mắc tiểu/buồn tiểu khi đi xe là một trong những tình huống khó xử mà ai cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Để không bị xấu hổ, mất mặt trong trường hợp trên, bài viết dưới đây xin được mách bạn 7+ cách nhịn tiểu khi đi xe cực hay, cực hiệu quả mà không phải ai cũng biết. 

7+ cách nhịn tiểu khi đi xe cực hiệu quả, không phải ai cũng biết

7+ cách nhịn tiểu khi đi xe cực hiệu quả, không phải ai cũng biết

Điều chỉnh lại tư thế

Điều chỉnh lại tư thế là một trong những cách nhịn tiểu khi đi xe tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, được nhiều người tin dùng.

Trên thực tế, các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến áp lực xuống bàng quang. Vì thế, nếu cảm thấy mắc tiểu/buồn tiểu khi đi xe hoặc những nơi không có nhà vệ sinh, bạn hãy thử ngay những tư thế sau:

  • Nâng phần thân trên sao cho lưng và mông tạo thành đường cong nhẹ
  • Ngồi thẳng, ngay ngắn hoặc tựa lưng vào ghế
  • Bắt chéo chân ngay cả khi đang đứng

Vắt chéo chân tạo cảm giác đóng niệu đạo, giúp giảm mắc tiểu hiệu quả

Vắt chéo chân tạo cảm giác đóng niệu đạo, giúp giảm mắc tiểu hiệu quả

Giữ ấm cơ thể

Khi bị lạnh, cơ thể sẽ sinh ra hiện tượng niệu lạnh. Hiểu nôm na niệu lạnh chính là yếu tố thôi thúc bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta thường có cảm giác mắc tiểu khi trên xe đang bật máy lạnh.

Lúc này, nếu không thể dừng lại và đi vệ sinh ở bất cứ đâu, bạn nên giữ ấm cho cơ thể bằng cách quấn chăn, bật máy sưởi, mặc áo khoác hoặc tựa/ôm người bên cạnh.

Hạn chế uống nước khi buồn đi tiểu

Thông thường, bàng quang của người trưởng thành chỉ giữ được trung bình từ 350 – 470ml nước tiểu mà không gây khó chịu. Do đó, khi vượt qua ngưỡng trên, chúng ta sẽ có cảm giác mắc tiểu, muốn đi tiểu ngay lập tức. 

Vì vậy, nếu ở trên xe (đặc biệt là xe chạy đường dài), tốt nhất bạn chỉ nên nạp lượng nước vừa đủ để cơ thể duy trì nước cần thiết, giảm “gánh nặng” cho bàng quang. 

Không nên uống nước khi đang buồn đi tiểu

Không nên uống nước khi đang buồn đi tiểu

Lưu ý, tuyệt đối không nên nhịn uống nước, tránh những hệ lụy xấu cho sức khỏe. Ví dụ: sốc nhiệt, tụt huyết áp, tử vong,…

Hãy xì hơi ngay nếu có thể!

Có thể bạn chưa biết, hơi tích tụ trong đường ruột có thể tạo thêm áp lực đối với bàng quang. Do đó, để giảm áp lực bàng quang (giảm cảm giác buồn đi tiểu), bạn có thể xì hơi để cơ thể thoải mái và giữ được nước tiểu lâu hơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp bị mất kiểm soát bàng quang, bạn không nên thử phương pháp này!

Đánh lạc hướng bản thân – Cách nhịn tiểu khi đi xe cực hiệu quả

Thay vì suy nghĩ về toilet hoặc khoảnh khắc được đi vệ sinh, bạn hãy cố gắng làm bản thân phân tâm bằng cách làm hoặc suy nghĩ về một việc nào đó khác. Ví dụ:

  • Đọc thơ
  • Ngân nga lời bài hát quen thuộc/đang thịnh hành
  • Đếm từ 1 đến 500 và ngược lại
  • Đọc tên tất cả những người bạn quen biết
  • Tự hướng dẫn bản thân về đường đi về nhà, văn phòng hoặc đến siêu thị,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hành chánh niệm bằng cách tập trung vào những khía cạnh khác của hiện tại. Ví dụ: thiền, niệm thần chú, tập trung vào hơi thở, ngồi cảm nhận làn gió mát rượt, ánh mặt trời xuyên qua từng kẽ lá, âm thanh nô đùa của đám trẻ con bên đường,… 

Một số người khác lại thấy hữu ích khi tập trung vào cảm giác siết các nhóm cơ xung quanh niệu đạo – đường dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, với một số người khác, sự tập trung này có thể gây phản tác dụng.

Hạn chế cười

Khi cười, bàng quang sẽ phải chịu áp lực nhất định. Do đó, không cười hoặc không nghĩ tới những chuyện có thể khiến bạn cười cũng là cách nhịn tiểu khi đi xe khá hiệu quả; giúp bạn nhịn tiểu lâu hơn.

Đừng cố gắng “cho ra 1 ít”!

Vì bàng quang quá căng tức nên trong khi đang đi xe, một số người sẽ có suy nghĩ “cho ra 1 ít” để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng kiểm soát bàng quang cực tốt. Bởi, khi nước tiểu đang được đào thải ra ngoài cơ thể, chúng thường có xu hướng chảy ra ào ạt. Vì vậy, chúng ta khó lòng kiểm soát được việc tiểu tiện ngay trên xe khi cho nước tiểu ra một chút.

Chính vì thế, nếu có thể, bạn hãy dừng xe lại ở nhà dân/hiệu thuốc/quán ăn… gần nhất để xin đi vệ sinh nhờ; tránh việc tiểu tiện mất kiểm soát dẫn tới tình huống xấu hổ.

Cơn buồn tiểu tiện trên xe ập đến khiến nhiều người không kiểm soát được hành vi bản thân

Cơn buồn tiểu tiện trên xe ập đến khiến nhiều người không kiểm soát được hành vi bản thân

Trên đây đều là những cách nhịn tiểu khi đi xe hiệu quả, giúp bạn có thêm thời gian để tìm nhà vệ sinh. Tuy nhiên, việc nhịn tiểu không hề có lợi cho bàng quang và sức khỏe con người. Thế nên, nếu không phải trường hợp cấp bách, bạn tuyệt đối không nên áp dụng!

Cùng với việc nhịn đi tiểu, bạn có thể rèn thói quen chỉ đi vệ sinh vào khung giờ nhất định (tối thiểu cách nhau 2 tiếng giữa các lần), đi tiểu sau 5 phút có cảm giác buồn tiểu, sử dụng thực phẩm chức năng nếu bạn đang gặp các vấn đề về tiểu tiện, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Vương Niệu Đan.

Vương Niệu Đan - Giải pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ

Vương Niệu Đan – Giải pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ

Vương Niệu Đan là sản phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh, Việt Nam. Thành phần trong viên uống Vương Niệu Đan chứa nhiều thảo dược tự nhiên như: Uvarox, chiết xuất Hạt bí đỏ, Vispo chiết xuất Cọ lùn, Cao nữ lang,… có tác dụng cải thiện rất tốt các vấn đề về bàng quang – được nhiều chuyên gia và khách hàng công nhận.

Để viên uống Vương Niệu Đan đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng 6 viên/2 lần/ngày trong khoảng 2 tuần đầu. Sau đó, khi tần suất đi tiểu đã được cải thiện, bạn có thể giảm liều uống xuống 4 viên/2 lần/ngày vào buổi sáng – tối, sau ăn. 

Hãy truy cập https://vuongnieudan.net/ hoặc liên hệ ngay đến 1800 1297 để biết thêm thông tin về sản phẩm Vương Niệu Đan hoặc cách nhịn tiểu khi đi xe an toàn, hiệu quả.

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...