Nhịn tiểu tối đa bao lâu? 7 tác hại khôn lường đến sức khỏe

Thói quen nhịn tiểu đã dần trở nên phổ biến khi chúng ta càng ưu tiên giải quyết các công việc khác trước. Tuy nhiên, việc nhịn tiểu quá lâu một cách thường xuyên có thể dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm về thận và những bộ phận liên quan. Vậy nhịn tiểu lâu có sao không? Có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu và làm thế nào để nhịn tiểu?

Nhịn tiểu nhiều có sao không? 

Nhịn tiểu nhiều có sao không? 

Bàng quang con người chứa bao nhiêu ml nước tiểu?

Bàng quang là cơ quan đàn hồi và thể tích của nó không hằng định. Quá trình làm rỗng bàng quang không giống như sự co cơ đơn thuần của các cơ quan bàng quang, mà nó còn có sự phối hợp của cơ vùng bụng. 

Hai ống dẫn nước tiểu được gọi là niệu quản có nhiệm vụ đưa nước tiểu đã lọc từ thận vào bàng quang. Bàng quang khỏe mạnh có thể chứa được khoảng 500 – 700ml nước tiểu, nó được coi là đầy và tạo cảm giác mắc tiểu.

Bàng quang con người có thể chứa được khoảng 500 - 700ml

Bàng quang con người có thể chứa được khoảng 500 – 700ml

Tuy nhiên về cơ bản, khi nước tiểu đạt đến điểm nào đó, não sẽ nhận được tín hiệu cho biết bạn cần đi tiểu. Điều này xảy ra khi bàng quang của cơ thể chỉ mới đầy một phần tư. Do vậy, nếu lần đầu tiên cảm thấy muốn đi tiểu thì có lẽ bàng quang còn khá nhiều thời gian để đi tiểu trước khi đầy hoàn toàn.

Ở nam giới, lượng nước tiểu ở mức 200 – 300ml đã có thể tạo nên cảm giác đi tiểu. Trong khi đó ở phụ nữ là từ 250 – 350ml. Tuy nhiên, cũng tùy vào kích thước ở người mà bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 900 – 1500ml. 

Tuổi Kích thước bàng quang trung bình Thời gian làm đầy bàng quang
Trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng) 30 – 60 ml 1 giờ
Trẻ mới biết đi (1 – 3 tuổi) 90 – 150 ml 2 giờ
Trẻ em (4–12 tuổi) 210 – 420 ml 2 – 4 giờ
Người lớn 480 – 720 ml 8 – 9 giờ

Cơ thể sẽ mất 9 – 10h để tạo ra khoảng 400 – 500ml nước tiểu. Đây là khoảng thời gian bạn có thể duy trì và vẫn ở trong vùng an toàn. Nên khi nhịn tiểu sẽ không gây tổn thương tới các cơ quan của bạn. 

Nhịn tiểu tối đa bao lâu là có hại?

Như đã nói ở trên, bàng quang ở người trưởng thành trung bình sẽ chứa được khoảng 480ml chất lỏng. Tuy nhiên giới hạn này có thể lên tới 800ml nhờ khả năng co giãn của bàng quang.

Tùy vào cơ địa mà thời gian nhịn tiểu của mỗi người  sẽ khác nhau

Tùy vào cơ địa mà thời gian nhịn tiểu của mỗi người sẽ khác nhau

Khi bàng quang đầy, các cơ xung quanh sẽ co lại để giữ nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài cho tới khi bạn sẵn sàng thải ra ngoài. Tuy nhiên, thường xuyên kìm nén sự “giải tỏa” tự nhiên này sẽ gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe trong tương lai.

Không thể xác định được có thể nhịn tiểu trong bao lâu là sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi khả năng này còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang. Tuy nhiên, nhịn tiểu càng lâu sẽ càng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây hại cùng việc căng giãn bàng quang quá mức chịu đựng.

Nhịn tiểu lâu có hại gì?

Nhịn tiểu có sao không? – Liên tục nhịn tiểu cũng khiến cơ bàng quang suy yếu, ức chế truyền tín hiệu đến não để giải quyết nhu cầu. Hành động này lặp đi lặp lại quá nhiều có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Chẳng hạn như: 

Nếu nhịn tiểu thì sao?

Nếu nhịn tiểu thì sao?

Tiểu không kiểm soát

Nhịn tiểu lâu trong thời gian dài làm cơ thể mất đi phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ. Đồng thời làm tổn thương cơ sàn chậu, bởi nó phải giữ cho niệu đạo đóng để ngăn nước tiểu chảy ra ngoài. Nên có thể dẫn tới tình trạng tiểu dắt, tiểu són, không nhịn tiểu được, tiểu không kiểm soát,…

Tiểu không kiểm soát ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Tuy nó không nguy hiểm và có nhiều phương pháp chữa trị nhưng hiệu quả lại không triệt để. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế nguy cơ có thể dẫn đến bệnh, cố gắng không nhịn tiểu quá nhiều.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI)

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 

Nhịn tiểu khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và lây lan đến thận. Đặc biệt, việc nhịn tiểu khi mang thai rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nghiêm trọng hơn là sinh non, suy thai,… Những triệu chứng đặc trưng phổ biến gồm nước tiểu đục, có màu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ, cảm giác buốt rát khi đi tiểu,…. 

Bệnh viêm bàng quang kẽ

Không nên không nên nhịn tiểu lâu vì bởi nó có thể gây ra hội chứng viêm bàng quang kẽ. Những người mắc bệnh này thường có biểu hiện đau bụng vùng xương chậu và đi tiểu thường xuyên hơn, nhưng lượng nước tiểu không nhiều. Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng chính vi khuẩn là “thủ phạm” đáng ngờ nhất. Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị triệt để mà chỉ giảm nhẹ triệu chứng. 

Sỏi thận

Nhịn tiểu lâu có thể gây ra bệnh sỏi thận

Nhịn tiểu lâu có thể gây ra bệnh sỏi thận

Nhịn tiểu quá lâu có thể gây sỏi thận? – Câu trả lời là CÓ. Bởi sỏi thận có thể hình thành do sự bất thường cân bằng muối, nước, chất khoáng cùng các chất khác trong nước tiểu. Nên khi nhịn tiểu quá lâu, các khoáng chất này được cô đặc và kết tinh lại thành sỏi.

Hầu hết chúng ta đều không biết mình mắc bệnh sỏi thận cho tới khi việc đi tiểu trở nên đau đớn và nước tiểu có máu. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào kích thước viên sỏi, sỏi thận nhỏ chỉ cần điều trị bằng thuốc và uống đủ nước.

Suy thận

Nhịn tiểu lâu có hại vì nó là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh suy thận. Bệnh bắt nguồn từ nhiễm trùng hoặc tổn thương thận, và là tình trạng thận không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu. 

Khi chức năng lọc suy giảm, mức độ chất thải nguy hại trong máu tích tụ và có thể ảnh hưởng đến thành phần hóa học của máu. Những triệu chứng sỏi thận bao gồm phân có máu, cơ thể có vết bầm tím, tính khí thất thường, tâm trạng mệt mỏi, hay buồn ngủ.

Giảm ham muốn tình dục

Nhịn tiểu cũng có thể là nguyên nhân làm giảm ham muốn tình dục

Nhịn tiểu cũng có thể là nguyên nhân làm giảm ham muốn tình dục

Nhịn tiểu có hại gì? – Việc nhịn tiểu quá lâu làm giảm chất lượng đời sống tình dục ở cả nam và nữ. Đối với nam giới, nhịn tiểu gây ức chế thần kinh, rối loạn cương dương, gây xuất tinh sớm, đau khi xuất tinh, giảm ham muốn tình dục.

Đối với nữ giới, việc nhịn tiểu có thể gây áp lực lên xương chậu, cổ tử cung và khiến cho chức năng tình dục bị suy giảm và giảm hưng phấn. 

Vỡ bàng quang

Dù trường hợp này cực hiếm nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt là ở những người thường sử dụng rượu bia, ngồi lâu và không đi vệ sinh khi có “tín hiệu”. Đây là tình huống cấp cứu, bởi nước tiểu có thể tràn vào ổ bụng, cần xử trí kịp thời. Nếu không sẽ dẫn tới tình trạng viêm phúc mạc, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí là tử vong.

Làm thế nào để nhịn tiểu trong trường hợp cấp bách?

Não và bàng quang đều kiểm soát việc đi tiểu, nên ở mức độ nào đó người lớn khỏe mạnh có thể nhịn tiểu để chọn thời gian, địa điểm họ đi. Để “câu giờ” cho bản thân, hãy thử một số mẹo sau khi không còn sự lựa chọn nào khác nhé!

Làm thế nào để nhịn tiểu trong trường hợp cấp bách?

Làm thế nào để nhịn tiểu trong trường hợp cấp bách?

Đánh lạc hướng bản thân

Các bác sĩ tiết niệu cho biết cách tốt nhất đã được thử để nhịn tiểu là cách đánh lạc hướng bản thân. Một cuộc trò chuyện, tranh luận sôi nổi đều có thể khiến tâm trí chúng ta không còn cảm giác cần đi tiểu, nó cũng giống như cách mà sự phân tâm giúp giảm đau.

Chơi một trò chơi

Nếu trò chuyện hoặc ca hát không còn hiệu quả, hãy cố gắng nâng cao sự phân tâm bằng cách cạnh tranh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chơi điện tử có khả năng giảm cảm giác đau đớn, quên đi cảm giác buồn tiểu hơn là sự phân tâm thụ động như xem 1 chương trình. 

Xì hơi

Nói về áp lực lên bàng quang – khí đi qua sẽ làm giảm áp lực bên trong, giúp bạn có nhiều thời gian để đi vệ sinh hơn. Vì vậy, hãy thả lỏng các cơ co thắt hậu môn để xả xì hơi trong khi vẫn giữ cơ vòng niệu đạo – cơ kiểm soát dòng chảy nước tiểu ra khỏi bàng quang đóng chặt. 

Thay đổi cách ngồi

Thay đổi cách ngồi cũng là cách nhịn tiểu hiệu quả

Thay đổi cách ngồi cũng là cách nhịn tiểu hiệu quả

Có thể bạn chưa biết, khi chuyển thay đổi cách ngồi cũng giúp giảm bớt áp lực lên bàng quang, khiến cảm giác muốn đi tiểu bớt nghiêm trọng hơn. Do vậy hãy kéo giãn cơ thể, nhưng không được kéo căng cơ bụng quá nhiều làm tăng áp lực. Một số người thấy bắt chéo chân có ích trong khi người khác nói rằng điều này làm cho cảm giác tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy thử nghiệm để tìm được vị trí phù hợp. 

Tắt điều hòa

Quá lạnh cũng khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Đây là tình trạng bài niệu lạnh, phản ứng xảy ra với sự thay đổi huyết áp ở nhiệt độ quá lạnh – nơi có nguy cơ bị hạ thân nhiệt. Vì vậy, nếu quá mắc tiểu mà chưa thể đi vệ sinh ngay hãy thử tắt điều hòa đi nhé. 

Khi có cơ hội hãy đi vệ sinh ngay cả khi không có nhu cầu

Khi có cơ hội sử dụng nhà vệ sinh, chẳng hạn như tại 1 trạm dừng chân trên chuyến đi đường dài hãy đi vệ sinh kể cả khi không có nhu cầu. Bởi khi bàng quang trống rỗng hoàn toàn bạn sẽ đợi được lâu hơn cho lần đi tiểu tiếp theo. 

Thỉnh thoảng nhịn tiểu sẽ không có gì nguy hiểm, nhưng nếu làm như vậy thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ và dẫn tới nhiễm trùng. Vì vậy, dù trong bất kể trường hợp nào cũng cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu, đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể.  

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...